Thông tin chung
Tên hiện tại : Khoa Sau đại học
Email của Khoa : khoasaudaihoc@hub.edu.vn
Website của Khoa : https://khoasdh.hub.edu.vn/
Phone : 028.38.212.590
Quá trình hình thành và phát triển:
Được thành lập từ năm 1998, khi mới thành lập có tên là: Phòng Quản lý khoa học và đào tạo Sau đại học; Năm 2003: đổi tên thành Khoa Sau đại học; Đến năm 2014: đổi tên thành Phòng Đào tạo Sau đại học theo quyết định số 330/QĐ-NHNN ngày 26/2/2014 của Thống đốc NHNN. Từ tháng 08/2018 đến nay, Khoa được mang tên Khoa Sau đại học trên cơ sở quyết định số 1650/QĐ-NHNN ngày 20/8/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vị trí:
Khoa Sau đại học là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chức năng:
Tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển, công tác quản lý và đào tạo sau đại học; tổ chức phát triển và quản lý các chương trình đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Phối hợp với Phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu trong công tác tư vấn tuyển sinh và truyền thông;
2. Phối hợp với phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng trong công tác đảm bảo chất lượng;
3. Phối hợp với các Khoa chuyên ngành và phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu xây dựng đề án mở ngành và lập kế hoạch phát triển bậc đào tạo, ngành đào tạo sau đại học theo hướng chuẩn hóa về chất lượng.
4. Phối hợp với Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh.
5. Đầu mối Phối hợp với các Khoa/ Bộ môn chuyên ngành xây dựng chương trình đào tạo các học phần chương trình cao học và nghiên cứu sinh, cũng như hệ thống giáo trình, tài liệu học tập.
6. Tham gia Hội đồng tuyển sinh sau đại học, đề xuất và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh sau đại học các ngành, bậc đào tạo đã được cho phép.
7. Xây dựng kế hoạch và giám sát việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo học kỳ và năm học cho bậc học sau đại học; lập thời khóa biểu khóa học, trực tiếp dự kiến phân công, trình Hiệu trưởng, phân công giảng sau đại học cho giảng viên; lập sổ theo dõi việc giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên; thông báo kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy cho các khoa, bộ môn và giảng viên môn học.
8. Phối hợp các Khoa, Bộ môn tổ chức các Hội thảo chuyên đề gắn với nội dung nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh.
9. Quản lý và lưu trữ hồ sơ học viên, nghiên cứu sinh, điểm thi tuyển sinh, bảng điểm học phần của học viên, nghiên cứu sinh theo quy định.
10. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, thực hiện đề tài luận văn và luận án của học viên cao học và nghiên cứu sinh; phối kết hợp với các khoa chuyên ngành để tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho học viên cao học và nghiên cứu sinh.
11. Tham mưu Hiệu trưởng thành lập các hội đồng đánh giá quá trình đào tạo của học viên cao học, nghiên cứu sinh theo quy chế đào tạo sau đại học và tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ theo quy định.
12. Tổ chức quản lý và cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập cho học viên cao học và nghiên cứu sinh theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.
13. Phát triển loại hình liên kết đào tạo và bồi dưỡng sau đại học với các ngân hàng và các viện, các trường đại học trong và ngoài nước; mở rộng quan hệ đối ngoại về đào tạo sau đại học theo quy định, tổ chức lớp và cấp chứng chỉ cho các lớp đào tạo sau đại học.
14. Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, phát triển tài liệu giảng dạy, phục vụ đào tạo nghiên cứu; thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo sau đại học, thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của Trường.
15. Cung cấp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, phối hợp với Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng trong việc tổ chức thi hết môn.
16. Chịu trách nhiệm chính trong tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về học vụ liên quan đến học viên, nghiên cứu sinh theo quy định hiện hành.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Đội ngũ nhân sự của Khoa hiện có:
- PGS.TS. Phan Diên Vỹ (Trưởng Khoa)
- TS. Phùng Văn Ứng (Phó Trưởng Khoa)
- TS. Bùi Đan Thanh (Phó Trưởng Khoa)
05 chuyên viên:
- ThS. Trần Hữu Thuận
- ThS. Vũ Thị Thu Hà
- ThS. Lê Phan Thanh Hiệp
- ThS. Cao Ngọc Văn
- ThS. Đặng Thị Thùy Linh
04 giảng viên Khoa:
- PGS.,TS. Nguyễn Thị Loan
- PGS.,TS. Nguyễn Minh Tuấn
- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
- TS. Phan Ngọc Minh
- Kết quả đào tạo : Đến nay Khoa đã đào tạo được: 25 khóa Thạc sĩ TCNH, 09 khóa Thạc sĩ QTKD và 04 khóa Thạc sĩ Luật Kinh tế . 27 khóa Tiến sĩ TCNH, 03 khóa Tiến sĩ QTKD, với tổng số hơn 3.000 Thạc sĩ và 100 Tiến sĩ tốt nghiệp.
Giảng viên đào tạo:
Đến nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện có: 31 Phó Giáo Sư, 171 Tiến sĩ. Ngoài ra Trường còn hợp tác với hơn 150 nhà Khoa học có học vị từ Tiến sỹ trở lên để hỗ trợ công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Mô hình đào tạo:
Đào tạo theo hướng tập trung.
Các ngành đào tạo chính:
- Thạc sĩ: Tài chính Ngân hàng, TCNH định hướng chuyên sâu TCNH và Fintech, Quản trị Kinh doanh, Luật Kinh tế, Hệ thống thông tin - Kinh doanh và trí tuệ nhân tạo, Kế toán - Tài chính quốc tế và Kinh tế kinh doanh quốc tế
- Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh và Tiến sĩ Luật Kinh tế
Mục tiêu đào tạo:
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh giúp cho học viên nắm vững lý thuyết Quản trị Kinh doanh hiện đại, nâng cao trình độ về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng giúp cho học viên nắm vững kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính – ngân hàng; có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có khả năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng.
Chương trình đào tạo Tiến sĩ Tài chính NH: cung cấp cho Nghiên cứu sinh (NSC) những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế - tài chính – ngân hàng ở cấp độ vĩ mô và vi mô, trang bị cho NCS những kiến thức về các xu thế đổi mới trong các trường phái kinh tế hiện đại, và việc ứng dụng các trường phái kinh tế mới trong công tác điều hành chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ, chính sách tiền tệ của NHTW. NCS sẽ tiếp cận tới các cơ sở lý thuyết về giám sát hoạt động ngân hàng, rủi ro hệ thống trong ngân hàng, những đổi mới trong tài chính (hoạt động ngân hàng ngầm và fintech)
Chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh
Liên kết khu vực:
Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh có các chương trình liên kết đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ:
- Chương trình kiên kết đào tạo cấp bằng tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng với trường Đại học Bolton, Vương quốc Anh.
- Chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ Tài Chính – Ngân hàng với trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc của Thụy Sỹ.
- Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh, Cứ nhân Quản trị kinh doanh và Cử nhân kế toán bằng tiếng Anh với Đại học Bolton, Vương quốc Anh.
- Ngoài ra, trường Đại học Ngân hàng Tp HCM còn tích cực tham gia vào Cộng đồng mạng lưới học thuật ASEAN (ALNC), tham gia chương trình Khởi nghiệp xã hội cho Phát triển Kinh tế (SEED), trao đổi sinh viên với các trường đối tác nước ngoài cũng như bắt đầu tiếp nhận lưu học sinh đến từ các nước.
Học bổng:
- Năm 2019, Khoa Sau đại học đã có học bổng tham dự SEED của trường Đại học Công Nghệ Malaysia (UTM) phối hợp cùng Mạng lưới học thuật Đông Nam Á (Asean Learning Network – ALN) và Chính quyền bang Johor, Malaysia dành cho 01 học viên cao học Khóa 20 chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Thời gian học tập, tham gia các Hội thảo từ 24/7 đến 5/8.
Thông tin về từng ngành:
- Thạc sĩ bao gồm 06 ngành
- Tài chính Ngân hàng: Mã ngành: 8 34 02 01; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 24 tháng.
- Quản trị Kinh doanh: Mã ngành: 8 34 01 01; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 24 tháng.
- Luật Kinh tế: Mã ngành: 8 38 01 07; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 24 tháng.
- Hệ thống thông tin quản lý: Mã ngành: 8 34 04 05; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 24 tháng.
- Kế toán(Kế toán Tài chính quốc tế) Mã ngành: 8 34 03 01; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 24 tháng.
- Kinh tế quốc tế (Kinh tế kinh doanh quốc tế): Mã ngành: 8 31 01 06; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 24 tháng.
Tiến sĩ bao gồm 3 ngành:
- Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng: Mã ngành: 9 34 02 01; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 36 tháng.
- Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Mã ngành:9 34 01 01; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 36 tháng
- Tiến sĩ Luật kinh tế: Mã ngành:9 38 01 07; hình thức đào tạo: Tập trung; thời gian đào tạo: 36 tháng