TRỤ SỞ CHÍNH

  • Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
  • (028) 38.212.590

Tài chính - Ngân hàng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

          Tên chương trình đào tạo:

         Tên Tiếng Việt: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng

         Tên Tiếng Anh:   Banking and Finance Master Program

         Trình độ đào tạo:   Thạc sĩ

         Mã số:                    8340201

         Hình thức đào tạo: Tập trung (Full time)

         Thời gian đào tạo: 24 tháng (Full time)

1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLO)

Chuẩn đầu ra

Nội dung Chuẩn đầu ra

Mức độ theo thang đo

PLO1

Khả năng tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để giải quyết các vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

5

PLO2

Khả năng tổ chức thực hiện, giám sát và cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp và định chế tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

5

PLO3

Khả năng vận dụng chính sách, luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế để xây dựng và thực hiện các giải pháp tầm chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

4

PLO4

Có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

6

PLO5

Có khả năng thích nghi, tự định hướng và phối hợp hiệu quả trong môi trường tài chính – ngân hàng toàn cầu.

4

2. Kết cấu chương trình đào tạo

Stt

Phần kiến thức

Số học phần

Số tín chỉ

Tỷ lệ (%)

1

Phần kiến thức chung

1

4

6.67%

2

Phần kiến thức cơ sở

5

20

33.33%

3

Phần kiến thức chuyên ngành

6

22

36.67%

4

Luận văn tốt nghiệp

(Định hướng nghiên cứu)

1

14

23.33%

Thực tập, Đề án tốt nghiệp (Định hướng ứng dụng)

2

14

23.33%

Tổng cộng

Định hướng nghiên cứu: 13 Định hướng ứng dụng: 14

60

100%

3. Ma trận phân bổ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các học phần trong chương trình đào tạo

STT

Chuẩn đầu ra

PLO1

PLO2

PLO3

PLO4

PLO5

Tên học phần

 

 

 

 

 

Học phần bắt buộc phần kiến thức chung

1

Triết học

 

 

 

3

4

Các học phần bắt buộc phần kiến thức cơ sở

2

Phương pháp nghiên cứu nâng cao

4

 

 

4

4

3

Các chủ đề đương đại về tài chính ngân hàng

4

4

 

4

 

4

Luật kinh tế - tài chính – ngân hàng

 

5

4

4

 

Các học phần tự chọn phần kiến thức cơ sở (chọn 2 trong 6 học phần)

5

6

Các quy định về giám sát hoạt động ngân hàng 

 

 

4

4

4

Tài chính doanh nghiệp nâng cao 

4

5

 

4

 

Tài chính quốc tế nâng cao

4

5

4

 

 

Phân tích dữ liệu & dự báo kinh tế

4

5

 

4

 

Khoa học dữ liệu trong tài chính ngân hang 

4

5

 

4

 

Fintech và trí tuệ nhân tạo trong tài chính ngân hàng

4

5

 

 

4

Các học phần bắt buộc phần kiến thức chuyên ngành

7

Thẩm định dự án nâng cao

4

5

 

5

 

8

Đầu tư tài chính & quản lý danh mục đầu tư

5

5

 

5

 

9

Quản trị NH hiện đại nâng cao

 

5

4

 

4

Các học phần tự chọn phần kiến thức chuyên ngành (chọn 3 trong 7 học phần)

10

11

12

Tài chính phái sinh và quản trị rủi ro tài chính

 

5

4

5

 

Kiểm soát & kiểm toán nội bộ

 

5

4

 

4

Tài chính hành vi

 

5

 

 

4

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nâng cao

 

5

4

 

4

Blockchain và ứng dụng trong tài chính ngân hàng

4

 

 

5

4

Bigdata và phân tích dữ liệu mạng khách hàng

4

 

 

5

4

Ứng dụng Machine learning trong tài chính ngân hàng

4

 

 

5

4

Học phần bắt buộc phần kiến thức chuyên ngành

13

Luận văn tốt nghiệp (Định hướng nghiên cứu)

5

5

4

6

4

13

Thực tập (Định hướng ứng dụng)

5

5

4

6

4

14

Đề án tốt nghiệp (Định hướng ứng dụng)

5

5

4

6

4

4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

TT

Vị trí việc làm

Cơ quan/doanh nghiệp

1

Cán bộ quản lý cấp cao của các định chế tài chính

- Ngân hàng thương mại

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…

- Các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước, Bộ tài chính

- Bộ phận tài chính của các doanh nghiệp

- Các tổ chức khác

2

Cán bộ quản lý về tài chính của các cơ quan Nhà nước

3

Cán bộ quản lý cấp cao về tài chính của các doanh nghiệp

5. Mục tiêu các môn học

Stt

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

 
 

1

Triết học (Philosophy -

PHI501)

- Triết học là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chung ở bậc sau đại học nhằm tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan duy vật khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng duy vật cho người học đã được trang bị ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học.

- Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung của con người về thế giới và vai trò, vị trí của con người trong thế giới, môn học giúp người học xác định đúng vai trò, vị trí của các học thuyết triết học nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng trong đời sống xã hội.

- Môn học giúp người học nghiên cứu những vấn đề về chung về triết học, bản thể luận, nhận thức luận, triết học chính trị, triết học con người trong lịch sử triết học nói chung  và triết học Mác-Lênin nói riêng.

 

2

Phương pháp nghiên cứu nâng cao (Advanced Research methods - RME503)

Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở cung cấp cho người học những hiểu biết rộng về: Đạo đức trong nghiên cứu khoa học; Cách thức xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu; Lược khảo tài liệu nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu và đặt câu hỏi nghiên cứu; Xây dựng và Kiểm định giả thuyết nghiên cứu; Khung thiết kế nghiên cứu (định tính, định lượng, hỗn hợp); Các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định tính; Các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định lượng.

 

3

Các chủ đề đương đại về tài chính – ngân hàng (Emerging Topics in Banking and Finance - BAF503)

Môn học trang bị cho người học về những vấn đề mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Học viên sẽ nắm được các công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống và những vấn đề của điều hành CSTT trong bối cảnh mở của nền kinh tế. Học viên nắm được các chủ đề mới trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, như: Tổng quan về công nghệ tài chính (FINTECH), sự kết hợp giữa hoạt động tài chính ngân hàng với kỹ thuật công nghê cao thông qua hoạt động cho vay ngang hàng (P2P), sự ra đời của sản phẩm tài chính mới như tài trợ chuỗi cung ứng và hoạt động ngân hàng ngầm.

 

4

Luật kinh tế - tài chính – ngân hàng (Economic – Financial and Banking Law - LAW503)

Học phần Luật kinh tế - tài chính – ngân hàng thuộc khối kiến thức chuyên ngành chương trình đào tạo thạc sỹ tài chính ngân hàng giúp học viên cao học nắm vững kiến thức chuyên sâu về môi trường pháp luật kinh doanh ở Việt Nam từ đó có khả năng vận dụng và phân tích được bản chất pháp lý của các điều luật điều chỉnh toàn diện quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng – loại hình doanh nghiệp đặc biệt nói riêng; Có khả năng nghiên cứu áp dụng pháp luật, pháp luật về hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng chuyên biệt liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng cũng như suy luận được các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh; nhằm lên kế hoạch quản trị, điều hành ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp có hiệu quả.

 

5

Các quy định và giám sát hoạt động ngân hàng (Bank Regulation & Supervision - BAF504)

“Các quy định trong hoạt động ngân hàng” là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính, để từ đó giới thiệu các quy định trong giám sát hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế, và thực tiễn tại Việt Nam.

 

6

Tài chính doanh nghiệp nâng cao (Advanced Corporate Finance - FIN515)

Môn học trang bị các kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp bao gồm các quyết định trọng yếu trong quản trị tài chính, lợi nhuận và rủi ro, cơ cấu vốn, chính sách cổ tức, mua bán & sáp nhập, vấn đề ủy quyền - đại diện. Học viên được hướng dẫn thu thập số liệu về một doanh nghiệp cụ thể, từng bước phân tích mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá các quyết định tài chính của ban điều hành, nhận diện rủi ro, định giá doanh nghiệp.

 

7

Tài chính quốc tế nâng cao (Advanced International Finance - FIN514)

Môn học Tài chính Quốc tế là học phần nâng cao thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, giúp người học tiếp cận những vấn đề của tài chính quốc tế ở cấp độ chuyên sâu theo hướng phân tích chính sách của các chính phủ. Môn học này cũng là nền tảng giúp người học đưa ra các quyết định đầu tư và huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế trong bối cảnh biến động không lường của tỷ giá hối đoái.

 

8

Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế (Data Analysis and Economic Forecasting - ECO506)

Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô bao gồm hai nội dung chính:

  • Phân tích kinh tế vĩ mô: giúp học viên đánh giá những nhân tố chính trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô và mối liên hệ giữa các nhân tố này gồm: Khu vực kinh tế thực, khu vực đối ngoại, khu vực tiền tệ và khu vực tài khóa.
  • Dự báo kinh tế vĩ mô: giúp học viên xây dựng mô hình dự báo kinh tế vĩ mô trên cơ sở các kỹ năng kinh tế lượng.
 

9

Khoa học dữ liệu trong tài chính ngân hàng (Data Science in Banking and Finance - DSB527)

Khoa học dữ liệu trong tài chính ngân hàng là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Môn học này cung cấp cho người học những phương pháp và cách thức để phân tích, khám phá các đặc trưng, và tìm kiếm thông tin hữu ích trên dữ liệu, từ đó hỗ trợ cho các mục tiêu kinh doanh, đầu tư tài chính và dự báo của các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính trong hoạt động thực tiễn.

 

10

Fintech và trí tuệ nhân tạo trong tài chính ngân hàng (Fintech and Ai in Finance and Banking - FAB528)

Môn học Fintech và Trí tuệ nhân tạo trong tài chính ngân hàng là học phần nâng cao thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, giúp người học tiếp cận những vấn đề chuyên sâu về công nghệ tài chính trong hoạt động tài chính ngân hàng.

 

11

Thẩm định dự án nâng cao (Advanced Project Appraisal – FIN517)

Môn học nhằm cung cấp những kiến thức nâng cao, kỹ năng và thái độ trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư. Nội dung của môn học bao gồm các quan điểm hoạch định dòng tiền của dự án, ảnh hưởng của vốn lưu động đến dòng tiền, khả năng trả nợ và đánh giá hiệu quả tài chính dự án, các phương pháp ước lượng tổng mức đầu tư của dự án, nhu cầu vay và các nguồn hoàn trả nợ vay của dự án, thẩm định tính khả thi của nguồn vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án và các tiên chuẩn đánh giá dự án được hiệu chỉnh.

 

12

Đầu tư tài chính và quản trị danh mục đầu tư (Financial Investment & Portfolio Management – FIN518)

Môn học là học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp người học kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực hành liên quan đến phân tích chứng khoán và quản trị danh mục đầu tư. Môn học cũng giúp người học nắm bắt được các xu hướng phát triển và các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư tài chính và quản trị danh mục đầu tư. Môn học sẽ được giảng dạy theo định hướng ứng dụng và thực hành; do đó sẽ hữu ích cho những ai có định hướng nghề nghiệp liên quan đến đầu tư tài chính như nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, nhà phân tích chứng khoán, quản lý các quỹ đầu tư.

 

13

Quản trị ngân hàng hiện đại nâng cao (Advanced Bank Management – BAF505)

Quản trị ngân hàng hiện đại nâng cao là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Môn học cung cấp cho người học các kiến thức chuyên sâu về quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, từ đó giúp người học thích nghi và vận dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

 

14

Tài chính phái sinh và quản trị rủi ro tài chính (Financial Derivatives & Risk Management – FIN516)

Môn học tập trung nghiên cứu về các công cụ phái sinh cơ bản (plain-vanilla) như hợp đồng kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn, với trọng tâm là hiểu được các nguyên lý, mô hình định giá và cách sử dụng từng công cụ trong việc quản trị rủi ro tài chính.

 

15

Kiểm soát và kiểm toán nội bộ (Internal Auditing and Control – AUD501)

Môn học Kiểm soát, kiểm toán nội bộ nâng cao cung cấp kiến thức chuyên sâu cho người học về kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng. Môn học này trang bị cho người học năng lực phân tích và đánh giá những vấn đề liên quan đến kiểm soát, kiểm toán nội bộ bao gồm thiết kế, thực hiện và đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ trong tổ chức. Đồng thời, môn học này cũng cung cấp cho người học kiến thức và khả năng áp dụng các lý thuyết vào các nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

 

16

Tài chính hành vi (Behavioral Finance – FIN520)

Môn học giúp học viên phân tích, đánh giá các quyết định của nhà đầu tư và giải thích các hiện tượng bất thường trên thị trường. Học viên cũng có thể lựa chọn các quyết định phù hợp để cải thiện hoạt động tài chính của nhà đầu tư trong môi trường tài chính ngày càng hội nhập của Việt Nam.

 

17

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nâng cao (Advanced Leadership and Management – MGT518)

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Môn học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức về vai trò của nhà lãnh đạo trong việc thay đổi, phát triển, và hoàn thiện những cơ cấu và giá trị của tổ chức. Hiểu được những hoạt động quan trọng của lãnh đạo và quản lý nhằm ứng dụng trong hoạt động quản trị và điều hành tổ chức, doanh nghiệp. Môn học này đặc biệt chú trọng vào việc cung cấp một nền tảng vững chắc về kiến ​​thức hiện đại và ứng dụng thực tế năng lực lãnh đạo và quản trị trong điều kiện toàn cầu hóa, bùng nổ tri thức, thay đổi môi trường nhanh chóng.

 

18

Blockchain và ứng dụng trong tài chính ngân hàng (Blockchain and its application in Finance & Banking – BFB529)

Chuỗi khối là công nghệ cơ sở dữ liệu phi tập trung và phân tán, là nền tảng công nghệ có tiềm năng đột phá trong việc phát triển các ứng dụng cho phép giao dịch các tài sản số, tài sản mật mã. Môn học này cung cấp cho người học các kiến thức chuyên sâu về công nghệ chuỗi khối và các ứng dụng tiềm năng của nó trong các mảng dịch vụ tài chính, chính phủ, ngân hàng, quản lý hợp đồng và định danh.

 

19

Bigdata và phân tích dữ liệu mạng khách hàng (Bigdata and Analytics – BBA530)

Môn học giúp người học  khám phá các xu hướng, mô hình và mối tương quan, hành vi của khách hàng trong một lượng lớn dữ liệu thô để giúp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

 

20

Ứng dụng Machine learning trong tài chính ngân hàng (Machine learning Application in Finance and Banking – MAB531)

Môn học giúp trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu về học máy, bao gồm các kỹ thuật và thuật toán. Trên cơ sở đó người học có khả năng áp dụng để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

 

21

Luận văn tốt nghiệp – DIS502 (Định hướng nghiên cứu)

Học phần này với sự định hướng và hướng dẫn khoa học của giảng viên được phân công, học viên sẽ chọn vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng; trên cơ sở vấn đề nghiên cứu được chọn, học viên phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi phương pháp nghiên cứu và vận dụng các kiến thức, cũng như sử dụng các phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra một cách độc lập, khoa học, có hệ thống, có tính sáng tạo cao; từ đó giúp học viên nâng cao được kỹ năng nghiên cứu.

 

22

Báo cáo thực tập – INT532 (Định hướng ứng dụng)

Học phần này hướng dẫn sinh viên thực hành các hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng tại các ngân hàng thương mại, định chế tài chính phi ngân hàng, các công ty fintech…

 

23

Đề án tốt nghiệp – DIS502 (Định hướng ứng dụng)

Học phần này với sự định hướng và hướng dẫn khoa học của giảng viên được phân công, học viên sẽ chọn vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng; trên cơ sở vấn đề nghiên cứu được chọn, học viên sẽ ứng dụng các phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề trên tại đơn vị thực tập.

 

 

Khoa Sau Đại Học

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

    (028) 38.212.590

    khoasaudaihoc@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page