TRỤ SỞ CHÍNH

  • Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
  • (028) 38.212.590

Luật Kinh tế

 
   

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ

NGÀNH LUẬT KINH TẾ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 327/QĐ-ĐHNH, ngày 22 tháng 02 năm 2023

của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh)

Tên chương trình đào tạo:

Tên Tiếng Việt:   Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật kinh tế

Tên Tiếng Anh:   Master's Degree Program in Economic Law

Trình độ đào tạo:   Thạc sĩ

Mã số:                    8380107

Hình thức đào tạo: Tập trung (Full time)

Thời gian đào tạo: 24 tháng (Full time)

1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLO)

Chuẩn đầu ra

Nội dung Chuẩn đầu ra

Kiến thức

PLO1

1. Hiểu kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực pháp lý

PLO2

2. Nắm bắt được kiến thức liên ngành có liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

PLO3

3. Hiểu kiến thức chung về quản trị và quản lý tại các chủ thể kinh doanh, thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số.

Kỹ năng

PLO4

4. Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học.

PLO5

 

5. Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp để tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến

PLO6

6.  Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác.

PLO7

7. Nghiên cứu, dưa ra những sáng kiến quan trọng, có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Tự chủ và trách nhiệm

PLO8

8. Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác am hiểu kiến thức pháp luật kinh tế.

PLO9

9. Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.

PLO10

10. Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động liên quan đến pháp luật kinh tế.

3. Ma trận phân bổ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các học phần trong chương trình đào tạo

STT

Chuẩn đầu ra

PLO1

PLO2

PLO3

PLO4

PLO5

PLO6

PLO7

PLO8

PLO

9

PLO10

Tên học phần \ TĐNL PLO[1]

2

2

2

3

3

4

4

5

5

5

Khối các học phần kiến thức chung

1

Triết học

 

2

 

3

 

 

 

 

5

 

Các học phần bắt buộc phần kiến thức cơ sở

2

              Bắt buộc

Phương pháp nghiên cứu khoa học

pháp lý

2

 

 

 

 

4

 

 

 

5

 

3

Pháp luật về chủ thể kinh doanh

2

 

 

 

3

 

 

 

 

5

 

 

4

Pháp luật về lao động và an sinh xã hội

2

 

 

 

3

 

 

 

 

5

Khối các học phần cơ sở ngành

5

6

Tự chọn 2 trong 4

học phần

Pháp luật về

tài sản

2

 

 

 

 

 

4

 

 

 

5

Tội phạm

kinh tế

 

2

 

 

 

4

 

 

5

 

Pháp luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

2

 

 

3

 

 

 

 

 

5

Pháp luật về sở hữu trí tuệ

 

2

 

 

3

 

 

 

5

 

 

Khối các học phần ngành & chuyên ngành

7

Bắt buộc

Pháp luật về ngân hàng

2

 

 

 

3

 

 

 

5

 

8

Pháp luật về hợp đồng

   

2

 

 

 

 

5

5

 

9

Pháp luật về thương mại

 

2

 

 

3

 

 

 

5

 

10

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong

kinh doanh, thương mại

 

 

2

 

3

 

 

 

 

 

 

5

 

 

11 và 12

Phần tự chọn 2 trong 4 học phần

Pháp luật về đất đai và kinh doanh

bất động sản

 

 

2

3

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

Pháp luật về thuế trong

kinh doanh

 

2

 

 

 

4

 

 

 

5

Pháp luật về đấu thầu và

đấu giá tài sản

 

2

 

3

 

 

 

 

5

 

Pháp luật về chứng khoán

 

2

 

3

 

 

 

 

 

5

13

Bắt buộc

Chứng chỉ NN Anh tương đương bậc 4/6 Khung năng lực NN Việt Nam[2]

2

   

 

 

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

14

Bắt buộc

Luận văn

tốt nghiệp

(Định hướng nghiên cứu)

 

2

 

3

 

 

4

 

5

 

14a

Bắt buộc

Thực tập

tốt nghiệp

(Định hướng Ứng dụng)

 

 

2

 

 

 

4

5

 

 

14b

Bắt buộc

Đồ án

tốt nghiệp

(Định hướng Ứng dụng)

2

 

 

3

 

 

 

 

5

 

Tổng

SL học phần /TDNL

10/2

7/2

4/2

 

7/3

 

 

6/3

 

 

3/4

 

4/4

 

2/5

 

13/5

 

5/5

TỔNG/ SL học phần/PLO

10

7

4

7

6

3

4

2

13

5

                           

4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

STT

Vị trí việc làm

Cơ quan/ doanh nghiệp

1

Cán bộ quản lý trong các cơ quan Nhà nước

- Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như: cơ quan lập pháp (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành pháp (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp);

- Cơ quan tư pháp như: Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp

2

Chuyên gia

pháp lý

- Các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;

- Các tổ chức dịch vụ pháp lý như: Luật sư; Luật gia; các công ty luật và văn phòng luật sư;

- Chuyên viên pháp chế tại các công ty, tổ chức tín dụng có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về thực tiễn ứng dụng pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh thương mại nói riêng.

3

Giảng dạy,

trợ lý đào tạo

- Tham gia giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức ứng dụng trong đào tạo cử nhân chuyên ngành luật kinh doanh, thương mại tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên ngành luật;

- Nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc trợ giúp trong hoạt động đào tạo về pháp luật kinh tế như các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu;

- Các tổ chức khác.

5. Nội dung chương trình đào tạo

Stt

Học phần

Nội dung cần đạt được

của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức

Học kỳ phân bổ

Lý thuyết

Thực hành/ Bài tập

Khác

Cộng

  1. Phần kiến thức chung: 4 tín chỉ

1

Triết học

 

(Philosophy - PHI501)

- Triết học là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chung ở bậc sau đại học nhằm tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan duy vật khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng duy vật cho người học đã được trang bị ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học.

- Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung của con người về thế giới và vai trò, vị trí của con người trong thế giới, môn học giúp người học xác định đúng vai trò, vị trí của các học thuyết triết học nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng trong đời sống xã hội.

- Môn học giúp người học nghiên cứu những vấn đề về chung về triết học, bản thể luận, nhận thức luận, triết học chính trị, triết học con người trong lịch sử triết học nói chung  và triết học Mác-Lênin nói riêng.

2

2

0

4

1

  1. Phần kiến thức cơ sở: 28 tín chỉ

Các học phần bắt buộc phần kiến thức cơ sở: 12 tín chỉ

1

Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý

 

(Legal methods -

RME505)

Học phần phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc kiến thức cơ sở đóng vai trò rất quan trọng của chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu với các mục tiêu cơ bản sau đây:

- Hiểu được vai trò của nghiên cứu khoa học và luận giải được sự khác biệt của khoa học pháp lý trong hệ thống khoa học xã hội.

- Biết cách nhận diện vấn đề khoa học pháp lý và chuyển hoá vấn đề khoa học pháp lý thành đề tài nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau.

- Biết cách phân loại, lựa chọn nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Có kỹ năng vận dụng các vấn đề khoa học cơ bản để xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học pháp lý; hiểu và vận dụng được quy định về trích dẫn trong các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, tạp chí hoặc nhà xuất bản

- Nắm vững được quy định về đạo đức nghiên cứu và liêm chính khoa học trong nghiên cứu khoa học pháp lý.

2

2

0

4

1

2

Pháp luật về chủ thể kinh doanh

 

(Law on business subjects -

LAW506)

Môn học Pháp luật vể chủ thể kinh doanh là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở, giúp người học theo định hướng ứng dụng tiếp cận những vấn đề phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, chấm dứt tư cách của các chủ thể kinh doanh với các mục tiêu sau:

-Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chủ thể kinh doanh.

- Vận dụng các kiến thức pháp luật đã học để giải quyết những tình huống cụ thể phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, chấm dứt tư cách thương nhân.

- Nhận thức đúng về các  chủ thể kinh doanh và quản trị doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân.

-Vận dụng những kiến thức pháp lý về chủ thể kinh doanh vào trong thực tiễn công việc nhằm tư vấn, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến quá trình thành lập, quản trị, hoạt động và chấm dứt tư cách của các chủ thể kinh doanh. Môn học được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết. Phần thứ hai là học viên tự nghiên cứu và viết tiểu luận theo các chủ đề về chủ thể kinh doanh.

2

2

0

4

1

3

Pháp luật về lao động và an sinh

xã hội

 

(Labor law and social security -

LAW508)

Đây là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về các quan hệ xã hội và các quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội. Môn học này được thiết kế theo hướng nghiên cứu nhằm giúp học viên áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến lao động, an sinh xã hội. Học viên sau khi tìm hiểu môn học này có thể thực hiện các công việc chuyên môn như: tư vấn cho người lao động, người sử dụng lao động, các đối tượng khác có liên quan đến lĩnh vực lao động và an sinh xã hội; soạn thảo các văn bản thông dụng trong lĩnh vực lao động và an sin xã hội như: HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động...; tham gia giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội; tham gia vào việc quản lý nhân sự của người sử dụng lao động; tham gia vào các hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và an sinh xã hội.

2

2

0

4

3

Các học phần tự chọn phần kiến thức cơ sở: 16 tín chỉ (Chọn 2 trong 4 học phần)

4

Pháp luật về tài sản

 

(Property Law - LAW555)

Đây là môn học cung cấp kiến thức cơ sở theo định hướng nghiên cứu về chế định tài sản, quyền sở hữu dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn thực hiện pháp luật. Môn học này được thiết kế theo hướng ứng dụng nhằm giúp học viên áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến tài sản trong kinh doanh. Sau khi tìm hiểu môn học, học viên sẽ phân tích, bình luận, đánh giá được các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản trong kinh doanh.

2

2

0

4

2

5

Tội phạm

kinh tế

 

(Economic crime -

LAW556)

Môn học Tội phạm kinh tế cung cấp kiến thức chuyên sâu cho học viên về một trong những lĩnh vực tội phạm phổ biến trong mọi quốc gia là tội phạm kinh tế. Loại tội phạm này bên cạnh những điểm chung giống như tội phạm trong bất kỳ lĩnh vực nào thì còn có những điểm đặc thù, khác biệt do chính tính chất và các quy luật khách quan của các quan hệ kinh tế dưới tác động quản lý nhà nước quyết định và chi phối. Cụ thể như tội phạm kinh tế có những đặc điểm khác với tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân hoặc xâm phạm sở hữu ở các góc độ về pháp luật hình sự, về tội phạm học và điều tra hình sự. Ngoài ra, quan hệ kinh tế ở mỗi quốc gia cụ thể, ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể cũng có tác động ảnh hưởng rất khác nhau đến hiện tượng tội phạm này. Điều này đòi hỏi khách quan nhà nước phải có những chính sách hình sự phù hợp trong đấu tranh phòng chống với loại tội phạm này.

2

2

0

4

2

6

Pháp luật cạnh tranh và bảo vệ người

tiêu dùng

 

(Competition law and consumer protection -

LAW557)

Môn học Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là học phần tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế theo định hướng nghiên cứu của trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh được tích hợp bởi hai nội dung kiến thức lớn: Pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Môn học có các mục tiêu sau:

- Cung cấp kiến thức, hệ thống hoá những nội dung cơ bản của Pháp luật về cạnh tranh và Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao khả năng phân tích, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về Pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dự đoán khả năng và xu hướng của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao khả năng Phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đánh giá khả năng, xu hướng hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao ý thức pháp luật và khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm của học viên.

2

2

0

4

2

7

 

Pháp luật về sở hữu

trí tuệ

 

(Intellectual property law - LAW558)

Môn học cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu liên quan đến các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phát triển trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 bên cạnh thị trường truyền thống. Môn học cũng giúp người học nắm bắt được các xu hướng về tài sản trí tuệ của Việt Nam cũng như của nhân loại nhằm sử dụng làm đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm hiệu quả vượt trội của hoạt động sở hữu trí tuệ đối với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam. Môn học có các mục tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa các kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và một số nước trên thế giới hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia và một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về giải quyết các vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.

-  Giúp người học vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc nhằm đào tạo, tư vấn cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

   Môn học được thiết kế gồm hai phần: Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết, phần thứ hai là bài tập nhóm dựa vào kiến thức đã học. Sản phẩm là bài tập nhóm liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chuyên sâu) ở Việt Nam hiện nay.

2

2

0

4

2

  1. Phần kiến thức chuyên ngành: 32 tín chỉ

Các học phần bắt buộc phần kiến thức chuyên ngành: 16 tín chỉ

 

 

 

1

 

 

 

Pháp luật về ngân hàng

 

(Banking Law - LAW553)

Môn học này thuộc các học phần bắt buộc của kiến thức chuyên ngành Luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động ngân hàng - một ngành nghề kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

- Nhận diện vị trí pháp lý và đánh giá thực tiễn thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng từ khía cạnh tự do kinh doanh, tự do hợp đồng cũng như yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Nhận diện xu hướng và các vấn đề pháp lý phát sinh trong số hoá hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng xã hội số, kinh tế số ở Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá lý luận và thực tiễn về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động ngân hàng trên các khía cạnh: bảo đảm an toàn, liên tục giao dịch ngân hàng và phá sản tổ chức tín dụng.

2

2

0

4

2

2

Pháp luật về hợp đồng

 

(Law on Contracts -

LAW554)

Môn học Pháp luật vể hợp đồng là học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành, giúp người học tiếp cận những vấn đề lý luận ở cấp độ chuyên sâu về pháp luật hợp đồng, vấn đề soạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng, phòng tránh các rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh.  Môn học có các mục tiêu sau: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chuyên sâu về hợp đồng;  Vận dụng các kiến thức pháp luật đã học để phân tích, bình luận những vấn đề pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh; giải quyết những tình huống cụ thể phát sinh trong quá trình soạn thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh; Vận dụng những kiến thức pháp lý về hợp đồng vào trong thực tiễn công việc nhằm tư vấn để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hợp đồng trong kinh doanh. Môn học được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết. Phần thứ hai là học viên thực hành việc phân tích, bình luận những vấn đề pháp lý, những rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng trong quá trình soạn thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh.

2

2

0

4

2

3

Pháp luật về thương mại

 

(Commercial Law  - LAW552)

Môn học Pháp luật thương mại là học phần cung cấp những kiến thức chuyên sâu về hoạt động thương mại như: Hoạt động mua bán hàng hoá trong nước và mua bán hàng hoá quốc tế; Hoạt động cung ứng dịch vụ trong nước và quốc tế; Hoạt động trung gian thương mại;

Hoạt động thương mại điện tử; Hoạt động xúc tiến thương mại; Chế tài và khiếu nại trong thương mại. Qua đó; giúp học viên có năng lực nhận thức và ứng dụng được các quy định pháp luật về hoạt động thương mại khi tham gia trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay.

Môn học được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết. Phần thứ hai là học viên tực nghiên cứu và viết tiểu luận theo các chủ đề về thương mại hàng hoá; dịch vụ.

2

2

0

4

1

4

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

 

(Laws on disputes in commercial business -

LAW559)

Môn học cung cấp người học kiến thức chuyên sâu về các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại hiện nay ở Việt Nam và một số nước trên thế giới . Môn học có các mục tiêu cụ thể sau:

- Giúp người học hiểu được các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và một số nước trên thế giới hiện nay.

- Phận tích, đánh giá các ưu điểm, hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

- Giúp người học vận dụng các quy định pháp luật vào công việc chuyên môn tương ứng với ngành nghề đào tạo và tư vấn cho cá nhân, tổ chức những vấn đề thông dụng trong các hoạt động kinh doanh để thực hiện đúng quy định pháp luật.

Môn học được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết. Phần thứ hai là bài tập nhóm dựa vào kiến thức đã học. Sản phẩm là bài tập nhóm liên quan đến các phương thức giải quyết một vụ tranh chấp kinh doanh thương mại như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án ở Việt Nam hiện nay.

2

2

0

4

3

Các học phần tự chọn phần kiến thức chuyên ngành: 16 tín chỉ (Chọn 2 trong 4 học phần)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

Pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản

 

(Land law and real estate business -

LAW560)

Môn học này cung cấp kiến thức pháp lý về đất đai và hoạt động kinh doanh bất động sản của Việt Nam theo hướng nghiên cứu từ nội dung các quy phạm pháp luật vào thực tiễn thực hiện pháp luật. Học viên sẽ được tiếp cận các nội dung chính về đất đai như người sử dụng đất, các loại đất và quyền nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, học viên có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung nghiên cứu các điều kiện áp dụng cho các hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua các nhóm kinh doanh theo phân khúc của thị trường như: nhóm kinh doanh bất động sản có sẵn; nhóm kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai và nhóm kinh doanh dịch vụ bất động sản. Đặc biệt chú trọng kỹ năng thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh bất động sản là nhà và công trình xây dựng cũng như các loại hợp đồng dịch vụ bất động sản theo hướng mở của thị trường ở nước ta.

 

2

2

0

4

3

 

 

 

 

6

 

 

 

 

Pháp luật về thuế trong kinh doanh

 

(Business

Tax Law -

LAW561)

 

Pháp luật thuế trong kinh doanh là môn học thuộc kiến thức chuyên sâu theo định hướng nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hoá cơ sở khoa học và thực tiễn về thuế trong kinh doanh trên các khía cạnh: chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý nhằm xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả, kinh tế.

- Luận giải cơ chế áp dụng thuế đối với hàng hoá, dịch vụ trong kinh doanh.

- Phân tích, đánh giá cơ sở khoa học, thực tiễn nghĩa vụ thuế đối với chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

- Phân tích, đánh giá chế độ quản lý thuế thông qua việc đánh giá trình tự, thủ tục thuế trong kinh doanh.

- Kiểm soát hành vi tránh thuế, né thuế, trốn thuế trong kinh doanh bằng biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

 

2

2

0

4

3

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

Pháp luật về đấu thầu và đấu giá

tài sản

 

(Law on bidding and property auction -

LAW562)

Pháp luật về đấu thầu; đấu giá tài sản là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở theo định hương nghiên cứu. Môn học này cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên sâu về đấu thầu và đấu giá hàng hoá của thương nhân như: Các hình thức đấu giá hàng hoá; trình tự thủ tục đấu giá hàng hoá; các hình thức đấu thầu hàng hoá; dịch vụ; thủ tục và trình tự đấu giá hàng hoá. Ngoài ra; môn học giúp học viên có khả năng phân tích; đánh giá và vận dụng để giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan đến hoạt động đấu thầu; đấu giá của thương nhân.

Môn học được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết. Phần thứ hai là học viên tực nghiên cứu và viết tiểu luận theo các chủ đề về đấu thầu và đấu giá.

2

2

0

4

3

8

Pháp luật về chứng khoán

 

(Law on securities -

LAW563)

Học phần kinh doanh chứng khoán là học phần thuộc kiến thức chuyên sâu theo định hướng nghiên cứu với các mục tiêu cơ bản sau:

- Giúp người học hiểu được nguyên lý vận hành thị trường chứng khoán và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nhận diện được đặc thù của thị trường hàng hóa, dịch vụ chứng khoán và các vấn đề đặt ra đối với pháp luật trong điều chỉnh lĩnh vực này. 

-Phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và các điều kiện tham gia vào thị trường đối với từng chủ thể.

- Phân tích, đánh giá được cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch chứng khoán và vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn giao dịch chứng khoán.

- Phân tích, đánh giá lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng khoán để bảo đảm tính minh bạch, an toàn, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư trong hoạt động chứng khoán.

2

2

0

4

3

Học phần bắt buộc phần kiến thức chuyên ngành: 12 tín chỉ

9

Luận văn

tốt nghiệp

 

(Graduation essay -

DIS504)

Luận văn tốt nghiệp là một sản phẩm khoa học, phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học của học viên về lĩnh vực pháp luật kinh tế. Trên cơ sở định hướng và chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học, học viên sẽ ứng dụng kiến thức ngành, chuyên ngành luật kinh tế và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý để nghiên cứu một vấn đề thực tiễn. Từ đó gợi ý định hướng hoặc đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Qua học phần này, học viên rèn luyện được kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng tìm kiếm, thu thập và chọn lọc tài liệu cũng như kỹ năng phân tích, tổng hợp và tư duy phê phán, có khả năng đưa ra được những nhận định, đánh giá của bản thân về các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.

0

0

12

12

4

10

Thực tập tốt nghiệp

(Hướng ứng dụng)

 

Graduation internship

(Application direction)

Thực tập tốt nghiệp là một kết quả ứng dụng thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật của học viên về lĩnh vực pháp luật kinh tế. Trên cơ sở định hướng và chỉ dẫn của người hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng thực tiễn tại đơn vị thực tập cũng như giảng viên hướng dẫn khoa học, học viên sẽ ứng dụng kiến thức ngành, chuyên ngành luật kinh tế và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý để nghiên cứu một vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành học trong chương trình đào tạo ngành thạc sỹ hướng ứng dụng. Từ đó gợi ý định hướng hoặc đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Qua học phần này, học viên rèn luyện được kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng tìm kiếm, thu thập và chọn lọc tài liệu cũng như kỹ năng phân tích, tổng hợp và tư duyphản biện, có khả năng đưa ra được những nhận định, đánh giá của bản thân về các vấn đề pháp lý khắc phục những bất cập trong thực tiễn áp dụng liên quan đến đề tài ứng dụng.

 

0

4

0

4

4

11

Đồ án Tốt nghiệp

(Hướng ứng dụng)

 

Graduation thesis

(Application direction)

Đồ án tốt nghiệp định hướng ứng dụng là một sản phẩm khoa học, phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học của học viên về lĩnh vực pháp luật kinh tế theo định hướng ứng dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở định hướng và chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học, học viên sẽ phân tích thực tiễn ứng dụng kiến thức ngành, chuyên ngành luật kinh tế và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý để nhận diện được những thuận lợi khó khăn của quá trình áp dụng quy định pháp luật trong thực tiễn của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động thương mại. Từ đó gợi ý định hướng hoặc đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Qua học phần này, học viên rèn luyện được kỹ năng sáng tạo trong ứng dụng, kỹ năng tìm kiếm, thu thập và chọn lọc tài liệu cũng như kỹ năng phân tích, tổng hợp và tư duy phản biện, đưa ra được những nhận định, đánh giá của bản thân về các tình huống thực tiễn ứng dụng pháp lý.

0

0

8

8

4

 

 

[1] Theo thang Bloom

[2] Người học tự tích luỹ

Khoa Sau Đại Học

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

    (028) 38.212.590

    khoasaudaihoc@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE